Diễn đàn 12a1-Lê Quý Đôn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn 12a1-Lê Quý Đôn

Wellcome To Class 12a1 - 4rUm
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Diễn đàn đã hoạt động trở lại, mời mọi ng vào chém gió tiếp hé hé

 

 Một nửa ước mơ

Go down 
Tác giảThông điệp
lexus
Nhi đồng
lexus


Tổng số bài gửi : 54
Age : 32
Đến từ : Haven
Registration date : 10/08/2008

Một nửa ước mơ Empty
Bài gửiTiêu đề: Một nửa ước mơ   Một nửa ước mơ EmptySun Aug 31, 2008 7:00 pm

Đêm, khi bố về thì chị em tôi đã ngủ. Sáng, khi ông đi thì chị em tôi vẫn còn ngon giấc. Tôi đâu biết rằng, giấc ngủ bình yên của chúng tôi được làm nên từ biết bao giọt mồ hôi, bao lo toan vất vả. Có những hôm bị ốm, bố vẫn vác xe đến chỗ làm từ rất sớm vì ông sợ nghỉ ốm sẽ bị trừ lương.


Tôi không phải một người nổi tiếng, càng không phải một nhân vật thành danh, đơn giản tôi chỉ là người đang sung sướng “một nửa” vì ước mơ của tôi “một nửa” đã hoàn thành…

Nhớ lại những năm tháng ấu thơ sống cùng với tiếng máy may, sống cùng với những bản màu in vàng mã lem luốc, sống cùng với những nắm trứng chim xanh đỏ,… tôi không khỏi cảm thấy nao lòng. Có cái gì vừa ngậm ngùi nao nao lại vừa ngọt ngào sâu lắng...

Một nửa ước mơ 26df6c0422d48b9540be791359ef8063-dreams

Những năm 1992, 1993, ngành dệt gặp nhiều vấn đề về nguồn xuất khẩu, hoạt động của nhà máy đi vào bế tắc, bố mẹ tôi đành phải rời bỏ chỗ làm xin về nghỉ mất sức. Kéo theo đó là chuỗi ngày lao đao của một gia đình có 5 miệng ăn.

Lúc bấy giờ tôi đã bước vào lớp 6, hai chị gái đều đang học THPT. Để trang trải cho cuộc sống, để đảm bảo tiền ăn học cho các con, tôi không nhớ chính xác bố mẹ tôi đã phải xoay xỏa qua biết bao nhiêu nghề. Bố tôi xin vào làm cho một cửa hàng chuyên sửa chữa ti vi và các mặt hàng điện tử. Có những hôm bị ốm, ông vẫn vác xe đến chỗ làm từ rất sớm vì ông sợ nghỉ ốm sẽ bị trừ lương.

Để tranh thủ kiếm thêm, sau giờ làm, ông còn đến nhà người ta để sửa ti vi, đầu, đài. Còn nhớ, có lần phải đến gần một tháng tôi mới nhìn thấy mặt bố mặc dù chúng tôi vẫn cùng sống dưới một mái nhà. Đêm, khi ông về thì chị em tôi đã ngủ, sáng, khi ông đi thì chị em tôi vẫn còn ngon giấc. Tôi đâu biết rằng, giấc ngủ bình yên của chúng tôi được làm nên từ biết bao giọt mồ hôi, bao lo toan vất vả.

Nếu có ai hỏi tôi đâu là người đã trải qua nhiều nghề nhất, tôi sẽ không ngần ngại và tự hào trả lời rằng đó chính là mẹ tôi. Từ một công nhân ngành dệt, bà đã trở thành một thợ cơ khí chuyên nghiệp. Sau đó, mẹ tôi lại vay vốn kinh doanh bánh kẹo, đồ ăn...

Một năm sau, chị gái lớn của tôi đỗ ĐH, ông nội lại bị tai biến liệt nửa người. Gánh nặng trên vai mẹ càng nặng thêm. Để có thời gian chăm sóc ông, mẹ tôi chuyển sang bán hàng vải nửa ngày trên chợ. Sau mẹ lại chuyển sang bán đồ ăn sáng, nhận làm thêm mắc treo quần áo tại nhà, nhận trông coi cửa hàng điện lạnh nửa ngày.

Tôi không dám khẳng định tôi có thể nhớ hết những việc mà mẹ tôi đã từng bươn chải. Tôi chỉ biết dù vất vả, khó khăn nhưng chưa lúc nào chị em tôi bị đói, chưa một quyển sách giáo khoa nào cần học lại không được mua. "Đời bố mẹ học ít nên giờ mới vất vả thế này. Các con thì khác, phải cố gắng học cho tốt để sau này có thể ngẩng mặt", mẹ vẫn hay nói với chị em tôi như thế.

Tuy nhiên, nhận thức non nớt của một đứa học sinh lớp 7 lúc bấy giờ chưa đủ để cho tôi suy nghĩ nhiều. Chỉ có một ý nghĩ duy nhất xuất hiện và thôi thúc tôi phải thực hiện bằng được, đó là phải học thật tốt, thật giỏi để thoát khỏi cảnh nghèo và để bố mẹ tự hào về tôi.

Một năm sau, ông nội tôi qua đời. Một mặt do có nhiều thời gian hơn, một mặt do ý muốn có thêm một khoản tiền kha khá cho các con nên mẹ tôi đã đưa ra một quyết định liều lĩnh: xin đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Trước quyết tâm của vợ, bố tôi cũng ủng hộ và vay mượn chỗ này chỗ kia để đủ tiền cho mẹ nộp.

Song, mong muốn xuất ngoại chưa được thực hiện thì mẹ tôi và những người trong đoàn đã bị dính vào một vụ lừa tiền, người chưa đi được nhưng tiền đặt cọc đã mất hết. Gia đình tôi khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Tôi vẫn còn nhớ như in buổi chiều thứ 7 hôm ấy, mẹ tôi về nhà sau một cơn mưa. Mẹ không nói gì, chỉ biết nhìn bố con tôi mà khóc. Lúc đó, tôi mới biết được thế nào là sức chịu đựng của một người đàn ông. Biết chuyện, bố tôi không trách móc cũng chẳng tỏ ra giận dữ, ông chỉ nhẹ nhàng an ủi mẹ: "Thôi, chuyện đã qua rồi mình ạ, giờ đây phải cứng rắn hơn".

Thương bố mẹ vất vả, chị em tôi nhận trứng chim về đóng gói để kiếm thêm thu nhập. Cứ rỗi lúc nào là lại tranh thủ làm lúc đó. Tôi còn nhớ mỗi lần hàn túi lại phải tắt quạt để bật nến, mặt đứa nào cũng nhễ nhại mồ hôi. Nến tàn, chị em tôi lại nghịch vo thành những viên bi tròn tròn hay hình con lật đật để chơi.

Những hôm không có hàng để gói trứng chim, chị em tôi nhận giấy vàng mã về in màu và gấp. Gấp hoa cả mắt 200 tờ mới được có 300 đồng nhưng được cái giao hàng ngày nào là được trả tiền ngay nên chị em tôi thích lắm. Ngày đó, với 300 đồng, chúng tôi có thể mua được một cái bánh mì pate thơm lừng.

Hết vụ làm vàng mã, chị gái tôi nhận hàng thêu về làm. Ai cũng khen chị thêu đẹp. Còn tôi, tiện nhà có máy khâu nên nhận công việc trần thô găng tay lao động. Cả nhà như một xưởng sản xuất nhỏ, mỗi người mỗi việc, ai cũng say sưa. Các công việc học hành, chúng tôi đều để dành đến đêm.

Không biết với người khác thế nào, nhưng thời gian đó, tôi học cực kỳ dễ vào, dễ nhớ và tiết kiệm được thời gian. Không biết tại vì ban đêm yên tĩnh hay tại vì ước mơ phải học tốt để thoát khỏi cảnh nghèo đã cho tôi nhiều sức mạnh và sự tập trung đến vậy.

Ngày tháng cứ thế trôi đi, chúng tôi vẫn tất bật với những công việc thời vụ và chuyện học tập. Chẳng mấy chốc, các chị tôi đã có gia đình, còn tôi trở thành sinh viên của một trường đại học mà tôi ao ước. Tôi đặt mục tiêu phải được học bổng và phải tốt nghiệp với tấm bằng giỏi để xin được một công việc tốt.

Bốn năm của đời sinh viên trôi đi nhanh như một cái chớp mắt. Tôi đã trở thành một cử nhân đại học. Nhiều vui buồn, lắm đổi thay nhưng điều quan trọng là tôi đã hoàn thành được mơ ước mà bản thân đặt ra ngay từ khi bước vào giảng đường đại học.

Khi ước mơ này được thực hiện, bạn sẽ lại tiếp tục có những mơ ước mới, và bạn sẽ lại phải phấn đấu để đạt được những mơ ước đó. Đối với tôi, ước mơ chưa phải đã dừng lại tại đây. Nhưng hãy cho tôi được chia sẻ niềm vui, nói chính xác là một nửa niềm vui vì có lẽ ước mơ tuổi thơ của tôi đã thực hiện được một nửa.

Theo VNExpress
Về Đầu Trang Go down
 
Một nửa ước mơ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn 12a1-Lê Quý Đôn :: Tam Su :: Trà sữa tâm hồn-
Chuyển đến